121(2024.04) Cách hình thành một hợp tích đẳng tổng

121(2024.04) Cách hình thành một hợp tích đẳng tổng

Chúng ta thử xem hai ví dụ sau:

1).-Khi chúng ta có hai hiệu số bằng nhau theo hàng ngang:               9 – 5 = 4

7 – 3 = 4

Chúng ta cũng có hai hiệu số bằng nhau theo hàng dọc:                9 – 7 = 2

5 – 3 = 2

Chúng  ta còn có thể  viết gọn lai kết quà trên như sau: 9 – 5 = 7 – 3 = 4

9 – 7 = 5 – 3 = 2

 

2).-Chúng ta cho hai hiệu số bằng nhau theo hàng ngang với 4 số khác: 8 – 5 = 3

4 – 1 = 3

Chúng ta  cũng có kết quả  theo hàng dọc:                                 8 – 4 = 4

5 –  1 = 4

Và viết lại các kết quả trên như sau:                   8 – 5 = 4 – 1 = 3

8 – 4 = 5 – 1 = 4

 

Nếu tiếp tục cho thêm nhiều ví dụ khác thì chúng ta cũng sẽ thấy rất rỏ là khi có  bốn số mà hai hiệu theo chiều ngang bằng nhau thì cũng sẽ có hai hiệu theo chiều dọc bằng nhau.

 

Dưới dạng tổng quát, nếu chúng ta có bốn số (a, b, c, d) với kết quả:    a –  b =  k

c – d =  k

Chắc chắn chúng ta cũng có:                                                       a – c = t

b – d = t

Từ những kết quả trên, chúng  ta lập thành hợp tích đẳng tổng: (a)(d) – (b)(c) = kt

Gọi đẳng tỏng vì:  a+d = b+c

 

Chúng ta hình thành hợp tích đẳng tổng từ hai ví dụ  1 và 2 trên  để thấy rỏ hơn tính đẳng tổng:

(9)(3) – (7)(5) =   -8   (1)  =>  9+3 = 7+5 = 12

(8)(1) – (4)(5) = -12   (2)  =>  8+1 = 4+5 =   9

Chúng ta thấy rất rỏ là cả hai hợp tích đều có tổng của hai cấu  tử  của  số hạng đầu bằng tổng của hai cấu tử của số hạng sau.

 

Trong một bài khác, TSTH sẽ giới thiệu định tắc hiệp trị bất biến có liên quan đến việc hình thành hợp tích đẳng tổng nầy.

………………………………………………………………………………………………………

 

Bình luận với Facebook